Trong hoạt động mua bán hàng hóa luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Lúc này bảo hiểm hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục những tổn thất này. Ở nội dung bài viết dưới đây, Bảo hiểm rủi ro MIC sẽ chia sẻ chi tiết về quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa để người tham gia nắm được và sử dụng gói bảo hiểm thật hiệu quả. Bạn cùng theo dõi nhé!
Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa nói chung
Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa áp dụng cho bảo hiểm các loại hàng hóa vận chuyển trong Việt Nam bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt. Người tham gia cần nắm rõ để đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa nói chung
Những quy tắc này còn được áp dụng khi có thỏa thuận riêng thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm cho hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam đi các nước lân cận. Ngược lại, những nước quá cảnh tại Việt Nam cũng có thể áp dụng quy tắc này.
Giới hạn phạm vi được bảo hiểm
Theo Luật Bảo hiểm quy định, trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm khi vận chuyển hàng hóa nội địa, người tham gia sẽ được đơn vị bảo hiểm uy tín như Bảo hiểm MIC chịu trách nhiệm bù đắp thiệt hại, tổn thất trong giới hạn và phạm vi hợp đồng. Cụ thể:
- Hàng hóa bị cháy hoặc nổ.
- Quá trình vận chuyển xảy ra thiên tai như động đất, bão lũ, gió lốc, sóng thần,...
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa bị đắm, lật đổ, trật bánh, rơi, va vào nhau,...
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa bị mất tích.
- Cây gãy đổ, cầu đường, hầm, công trình kiến trúc khác bị sập, đổ.
Lúc này những chi phí được bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả cho hoạt động sau:
- Giảm nhẹ thiệt hại cho những hàng hóa được bảo hiểm khi vận chuyển nội địa.
- Bốc dỡ hàng hóa sau đó lưu kho hoặc gửi tại nơi gần đường di chuyển.
- Giám định nguyên nhân xảy ra sự kiện bảo hiểm và xác định mức độ thiệt hại.
Giới hạn phạm vi được bảo hiểm
Trường hợp từ chối bảo hiểm
Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa cũng chỉ ra rằng trừ khi người tham gia và đơn vị cung cấp có thỏa thuận khác, đơn vị cung cấp sẽ không chịu trách nhiệm với những mất mát, hư hỏng trong một số trường hợp. Cụ thể trường hợp bị từ chối gồm:
- Hàng hóa đang vận chuyển gặp chiến tranh, nội chiến, cách mạng,...
- Gặp hậu quả do phóng xạ, nhiễm phóng xạ bởi vũ khí chiến tranh sử dụng năng lượng nguyên tử, phản ứng hạt nhân.
- Sắp xếp hàng hóa quá tải, không đúng với quy định an toàn hàng hóa.
- Phương pháp đóng gói sai dẫn đến hư hỏng hàng hóa trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển.
- Phương tiện vận tải không đủ khả năng và không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Hành động cố ý gây ra thiệt hại để được đơn vị bảo hiểm đền bù.
- Hàng hóa bị thiệt hại trước khi được cấp hợp đồng bảo hiểm.
- Hàng hóa vận chuyển qua điểm kết thúc được cung cấp trên hợp đồng bảo hiểm.
- Người tham gia bảo hiểm chưa thanh toán đầy đủ phí trước khi xảy ra sự kiện.
Quy tắc bắt đầu và kết thúc bảo hiểm
Đơn vị Bảo hiểm MIC sẽ bắt đầu thực hiện trách nhiệm khi hàng hóa được sắp xếp lên phương tiện vận chuyển tại nơi xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm và có hiệu lực xuyên suốt quá trình vận chuyển. Thời điểm kết thúc khi hàng hóa được bốc dỡ tại điểm đến ghi trong hợp đồng.
Quy tắc bắt đầu và kết thúc bảo hiểm
Trong hành trình vận chuyển nếu xảy ra sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm dẫn đến phải chuyển tải hoặc thay đổi đường đi thì hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu người tham gia có thông báo ngay với Bảo hiểm MIC. Thêm vào đó, người tham gia sẽ cần thanh toán thêm phí trong trường hợp cần thiết.
Thủ tục yêu cầu bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
Khi làm giấy yêu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
- Họ và tên, địa chỉ chi tiết và mã số thuế của người được bảo hiểm.
- Tên loại hàng hóa, bao bì, cách đóng gói,... của hàng hóa được bảo hiểm.
- Số lượng, trọng lượng và giá trị hàng hóa được bảo hiểm.
- Địa chỉ đi, địa chỉ đến và nơi chuyển tải (Nếu có).
- Tên và loại phương tiện vận chuyển.
- Ngày tháng khởi hành và dự kiến đến điểm kết thúc.
Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm là giá trị hàng hóa do người tham gia kê khai theo giá thị trường. Giá trị bảo hiểm sẽ gồm tiền hàng trên hóa đơn, phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Trừ khi có thỏa thuận riêng, người tham gia chó thể tính gộp cùng lãi ước tính, nhưng phải dưới 10% giá trị bảo hiểm.
Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện rủi ro
Trường hợp không may xảy ra rủi ro khi vận chuyển hàng hóa nội địa, người được bảo hiểm cần thực hiện nghĩa vụ cơ bản để đơn vị cung cấp như Bảo hiểm MIC nắm được và có trách nhiệm nhanh chóng. Đây là quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa quan trọng, cụ thể:
Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện rủi ro
- Cần khai báo ngay với quan chức năng tại nơi xảy ra sự kiện bảo hiểm để xử lý và lập biên bản theo quy định hiện hành.
- Thông báo cho cơ quan bảo hiểm gần nhất để được giám định nhanh chóng.
- Sử dụng biện pháp cần thiết để cứu chữa, bảo quản hàng hóa nhằm giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.
- Làm thủ tục để bảo lưu quyền đòi bồi thường với bên thứ 3.
- Một số giấy tờ quan trọng cần có gồm: Bản chính hợp đồng bảo hiểm, giấy vận chuyển hàng hóa nội địa, biên bản giám định thiệt hại cho Bảo hiểm MIC cấp, biên bản điều tra của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương,...
Nếu bạn có nhu cầu tham gia bảo hiểm rủi ro để đảm bảo đầy đủ quyền lợi hoặc nhận tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ tới Bảo hiểm rủi ro MIC qua các kênh sau đây để được hỗ trợ:
- Địa chỉ văn phòng: 672A35 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TPHCM
- Website: baohiemruiro.vn
- Email: dinhtx.bsg@mic.vn
- Hotline: 0931777978
Trên đây là những quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa người tham gia cần quan tâm để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro và sử dụng gói bảo hiểm thật hiệu quả. Nếu bạn cần đăng ký hoặc tư vấn chi tiết hơn trước khi đưa ra lựa chọn tối ưu, bạn vui lòng liên hệ tới Bảo hiểm MIC để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhé!