Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Với tình hình phát triển kinh tế và cở sở hạ tầng nói chung và quy mô các công trình tòa nhà, nhà máy sản xuất nói riêng, ngày càng lớn cả về quy mô giá trị và kiến trúc nên tiềm ẩn nguy hiểm cháy nổ gây tổn thất thiệt hại lớn, trong khi trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Để đáp ứng cần phải đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho phù hợp với công trình kiến trúc.
Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện bảo hiểm với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ. Hiện một số quy định đã không còn phù hợp như là Nghị định số 79/2014 quy định về danh mục cơ sở có nguy cơ cháy nổ đã được thay bằng nghị định số 136/2020 cho nên nghị định số 23/2018 không còn phù hợp.
“Từ thực tế đó, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Tăng mức phí/ tỷ lệ phí Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để phí bảo hiểm thu về từ khách hàng của các công ty bảo hiểm đóng góp vào quỹ phòng cháy và chữa cháy - PCCC mua sắm trang thiết bị phương tiện PCCC hiện đại hơn, đáp ứng với tình hình phát triển của xã hội.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính soạn thảo gồm: 3 Điều, hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy cơ cháy nổ và công ty bảo hiểm trong việc xác định mức phí, tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ và giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP sửa thành “Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy”. Quy định này khác với Nghị định 23/2018/NĐ-CP ở chỗ, khi các nghị định quy định danh mục cơ sở phòng cháy được sửa đổi, thì tự động chuyển đổi áp dụng, không phải sửa nghị định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Về mức phí bảo hiểm/ tỷ lệ phí bảo hiểm, dự thảo nghị định quy định: Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân) thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Về giấy chứng nhận bảo hiểm, dự thảo Nghị định quy định: doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, kể cả giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung như: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm; Thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào; Tài sản được bảo hiểm; Địa điểm bảo hiểm...
Đặc biệt, dự thảo nghị định cũng quy định kinh phí hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tăng lên đáng kể. Cụ thể, thay vì mức 40% như trước đây, dự thảo Nghị định quy định chi cho nội dung này không vượt quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung môt số quy định cho phù hợp, dự thảo nghị định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc còn bãi bỏ một số quy định như: bãi bỏ Phụ lục I về Mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc”, “Phụ lục IV về Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc...
Dự thảo Nghị định Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018 về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan và gửi ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hiện dự thảo nghị định đã được trình Chính phủ xem xét, ban hành."
(theo Phòng cảnh sát PCCC Tp HCM)
Tuy nhiên, theo quan điểm của baohiemruiro:
Mặc dù dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã trình chính phủ xem xét,ban hành nhưng với tình hình dịch bệnh Covid-19 tính đến thời điểm này, tức ngày 12/09/2021, vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát hoàn toàn nhất là địa bàn các tỉnh thành phía nam như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thì việc Chính phủ sẽ sớm thông qua và ban hành thì cũng sẽ không được sớm. Ưu tiên hàng đầu như ở TP HCM là chữa trị người mắc Covid-19 không bị tử vong, xét nghiệm toàn dân thành phố, chính ngừa vắc xin cho toàn dân thành phố mũi 1 và phấn đấu tiêm mũi 2 cho những người đã chích mũi 1 tới thời điểm chích, dần kiểm soát dịch để tiếp tục đưa TP HCM về cuộc sống "trạng thái bình thường mới".
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, một điều mà ít ai nghĩ tới đối tượng cũng bị ảnh hưởng nặng nề là các doanh nghiệp, họ cũng đang trong giai đoạn rất khó khăn bởi đại dịch này, chứ chưa dám nói đến là phải phá sản hoặc đóng cửa vĩnh viễn bởi hàng loạt khó khăn chồng chất khó khan. Một số doanh nghiệp “ngủ đông” chờ tình hình dịch bệnh qua đi hoặc có hướng dẫn của cơ quan nhà nước rồi họ tính tiếp; Một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí có doanh nghiệp chỉ sản xuất hoạt động công suất chỉ còn 20 - 30%, nhưng rất khó khăn về đáp ứng công tác “3 tại chỗ” - ăn, ở, làm tại chỗ chưa kể những phát sinh về công tác hậu cần cho người lao động, chưa kể những nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro cháy nổ khi người lao động ở tại nhà máy sản xuất nếu không có khu ở, sinh hoạt riêng biệt; Hoặc tiềm ẩn những mầm bệnh chưa phát hiện khi đó cũng có thễ gây ra ổ dịch thì rất khó lường cho doanh nghiệp; Một số doanh nghiệp đóng cửa hoàn toàn coi như là phá sản; Một số doanh nghiệp và hiệp hội cầu cứu các gói hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm giảm tiền điện, nước, hoãn nộp thuế đã tới hạn, giảm lãi suất ngân hàng hoặc khoan nợ để đó, cho vay gói hỗ trợ mới v.v…
Như vậy, xét trên bình diện tổng thể trước tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường thì dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung quy định một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ chưa biết thời gian nào thông qua và ban hành.
Nếu quý khách hàng quan tâm về bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nói riêng thì có thể liên hệ Công ty bảo hiểm để tư vấn.
Gọi ngay MIC 0909556093
Email: dinhtx.bsg@mic.vn
Xem thêm tại đây phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Nghị định 23/2018/NĐ-CP.