Bảo hiểm hàng hóa và phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một phần quan trọng trong ngành logistics và vận tải, đặc biệt là trong thương mại quốc tế. Việc bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao nhận hàng. Trong bài viết này nói về những điều cơ bản cần thiết nhất đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong đó có phí mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.

Hiểu đúng để mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là loại bảo hiểm được mua để bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi xuất phát đến nơi đến kể cả chuyển tải, bao gồm các rủi ro như tai nạn hàng hải, thiên tai, mất mát, hư hỏng, chậm giao hàng, hoặc các rủi ro khác có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến hàng hóa hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

Bảo hiểm hàng hóa: Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển và khi đã đến nơi đích.

Bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển: Bảo vệ quyền lợi của người vận chuyển khi phát sinh trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.

Bảo hiểm chứng từ: Bảo vệ các chứng từ liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu, bao gồm các giấy tờ vận chuyển, hóa đơn và hợp đồng.

Vì sao cần phải mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu?

Rủi ro trong quá trình vận chuyển: Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển rất phức tạp và đầy rủi ro. Các rủi ro có thể bao gồm: thất lạc, hư hỏng, mất mát, hoặc tai nạn tàu biển. Bảo hiểm hàng hóa giúp đảm bảo rằng những rủi ro này được bù đắp và giúp giảm thiểu các thiệt hại.

Bảo hiểm quyền lợi của người mua hàng: Nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển, người mua hàng có thể chịu rất nhiều thiệt hại. Bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp đảm bảo rằng họ sẽ không mất tiền và sẽ được bồi thường cho thiệt hại.

Đáp ứng việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là một yêu cầu pháp lý của nhiều quốc gia. Nếu không có bảo hiểm, bạn có thể bị phạt hoặc mất quyền lợi trong trường hợp xảy ra sự cố việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có thể giúp các doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa quốc tế. 

Điều này giúp các doanh nghiệp tránh được các trường hợp bị phạt vì vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ hàng hóa.

Tăng tính cạnh tranh: Việc mua bảo hiểm hàng hóa cũng có thể giúp tăng tính cạnh tranh của bạn trên thị trường. Bởi vì bạn có thể cung cấp một sản phẩm an toàn và đáng tin cậy hơn cho khách hàng của mình.

Tóm lại, việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn giúp các doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định như mở chứng thư bảo lãnh (L/C - Letter of Credit) của ngân hàng thụ hưởng, như là pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hóa và vận chuyển hàng hóa quốc tế. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.

Hàng đóng container mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bên bán hàng hay bên mua hàng phải mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong thực tế, việc chịu trách nhiệm mua bảo hiểm được quy định theo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng mua bán. Bên bán hàng thường chỉ chịu trách nhiệm đến lúc hàng được xuất khẩu và giao cho đơn vị vận chuyển, sau đó trách nhiệm được chuyển sang cho đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị vận chuyển không có đầy đủ bảo hiểm hoặc bảo hiểm trách nhiệm có giới hạn, hoặc không chịu trách nhiệm cho thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng, việc mua bảo hiểm hàng hóa sẽ trở thành trách nhiệm của bên mua tùy theo giá ký hợp đồng mua bán. Trong nhiều trường hợp, bên bán và bên mua có thể cùng đồng ý mua bảo hiểm để đảm bảo cho toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa. Việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho cả bên mua và bán hàng yên tâm hơn về việc hàng hóa sẽ được vận chuyển an toàn và đảm bảo trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.

Tới đây, bạn có thể thấy người vận chuyển, ở đây có thể là chủ tàu biển, họ có trách nhiệm vận chuyển thì họ có trách nhiệm đối với hàng hóa họ nhận vận chuyển nhưng người mua hàng lại mua bảo hiểm nữa? Vấn đề là ở chỗ việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển là một nhiệm vụ phức tạp và không thể đảm bảo tuyệt đối. Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa có thể bị rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan liên qiuan đến hàng hóa vận chuyển bị thiệt hại, mất mát, hư hỏng như thiên tai, tai nạn, cứu tàu, hư hỏng do bất cẩn của người vận chuyển, và nhiều nguyên nhân khác.v.v...

Vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ giúp bên mua hàng đảm bảo được giá trị của hàng hóa và tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển. Việc mua bảo hiểm sẽ giúp bên mua hàng không phải chịu thiệt hại về tài chính khi hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, bảo hiểm hàng hóa cũng đảm bảo rằng bên mua hàng sẽ được hưởng quyền lợi trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại. Bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bên mua hàng nhận được bồi thường từ công ty bảo hiểm và giảm thiểu thiệt hại tài chính cho bên mua hàng. Vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro cho bên mua hàng.

Trong lĩnh vực logistic đặc biệt là trong vận chuyển bằng đường biển, các chủ tàu đều có bảo hiểm P&I theo quy định luật hàng hải quốc tế, theo đó, khi nào công ty bảo hiểm quy trách nhiệm việc bồi thường hàng hóa bị thiệt hại cho chủ tàu không? Nếu như vậy thì công ty bảo hiểm đâu phải bồi thường cho người mua hàng đối với hàng hóa thiệt hại này. Như bạn đã biết, giá trị của một chuyến hàng rất lớn khi chủ tàu vận chuyển trên một chuyến hành trình của họ. Trong chuyến hàng này, có thể hàng hóa là của một chủ hàng, hoặc của nhiều chủ hàng tùy theo mỗi chuyến. Như vậy, giá trị của chuyến hàng là rất lớn, và trách nhiệm của người vận chuyển chỉ giới hạn trách nhiệm P&I (Protection and Indemnity insurance) thì phần vượt quá này công ty bảo hiểm sẽ bồi thường. 

Tuy nhiên, việc bồi thường hàng hóa được bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả tổng số tiền thiệt hại của lô hàng cho người được bảo hiểm, sau đó, công ty bảo hiểm sẽ đòi lại phần trách nhiệm P&I của chủ tàu nếu có, bằng ủy quyền truy đòi của người được bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, để tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình, người mua hàng nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được bồi thường nếu xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển.

Sau khi biết được trách nhiệm của các bên liên quan đến việc bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm cho hàng hóa của mình thì giờ quyết định mua bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm MIC Bắc Sài Gòn với chi phí mua bảo hiểm là bao nhiêu?

Bảo hiểm hàng chở rời xuất nhập khẩu

Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thấp nhất

Tùy theo loại hàng hóa, cách thức xếp hàng, phương thức vận chuyển, điều kiện bảo hiểm, hành trình vận chuyển, các điều khoản bảo hiểm bổ sung, mở rộng mà các công ty bảo hiểm có quy định phí bảo hiểm khác nhau. Sau đây là một số phí bảo hiểm một số mặt hàng tham khảo để người mua quyết định mua và cân đối chi phí cho doanh nghiệp của mình.

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thấp nhất trên thị trường:

Phí bảo hiểm hàng không xếp trong Container, hành trình vận chuyển bảo hiểm từ cảng đến cảng (port to port), mua bảo hiểm điều kiện “A":

Nhóm mặt hàng mua bảo hiểm

Tỷ lệ % phí bảo hiểm

Nhóm mặt hàng mua bảo hiểm

Tỷ lệ % phí bảo hiểm

Tôm, cá, khô mực, vây cá

0,08

Nước mắm đóng chai

0,11

Bột xương, bột cá

0,09

Sữa tươi, sữa bột, các sản phẩm sữa không ướp lạnh

0,08

Cafe, chè, các loại gia vị, thuốc nam

0,08

Thực phẩm, mì tôm, bánh kẹo các loại chế biến để trong hộp, túi chai lọ

0,08

Đồ nội thất đóng trong thùng có chèn lót

0,08-0,12

Bột giấy, các sản phẩm làm từ giấy

0,09

Quần áo, NVL dệt may

0,07

Máy móc thiết bị

0,08

Đồ điện gia dụng, cáp quang, dây điện, phụ kiện

0,08

Linh kiện, phụ tùng xe, xe nguyên chiếc đóng thùng

0,08

Gạch, ngói, đá granite ốp lát

0,08

Bàn chải đánh răng, lược

0,07

Các mặt hàng khác

 .....  

 

Danh mục một số tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trên đây là tỷ lệ phí bảo hiểm hàng không đóng, xếp trong container. Vậy còn hàng hóa mua bảo hiểm xếp trong container phí bảo hiểm có thấp hơn không. Xét về yếu tố an toàn đảm bảo thì hàng xếp trong container sẽ ít chịu tác động của ngoại cảnh gây thiệt hại hại hơn nhưng không phải là không có thiệt hại, hư hỏng trong quá trình vận chuyển như mất mát, hư hỏng, thiếu hụt hàng…Do đó lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container sẽ thấp hơn xét chung điều kiện bảo hiểm, mặt hàng được bảo hiểm, hành trình vận chuyển...

Ngoài tỳ lệ phí bảo hiểm nêu trên thì phí bảo hiểm có thể cộng thêm tùy theo các điều khoản bảo hiểm phụ đi kèm nếu bổ sung trong đơn bảo hiểm hàng hóa. Ví dụ như hành trình vận chuyển của tàu hàng đi vào các vùng biển đang xảy ra chiến sự Nga - Ukraine, hoặc vùng biển Azov bổ sung bảo hiểm từ cảng đến kho…

Tóm lại, việc mua bảo hiểm hàng hóa xnk sẽ giải quyết được các vấn đề sau: Giúp được bồi thường (thuộc phạm vi bảo hiểm) khi tổn thất hàng hóa để bù đắp thiệt hại về tài chính cho người được bảo hiểm, đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị đứt quãng vì tài chính; Đáp ứng được điều kiện ràng buộc bởi các bên liên quan, ví dụ như ngân hàng mở LC; Tăng uy tín và tính cạnh tranh của chủ hàng trên thị trường. Chi phí mua bảo hiểm không quá cao, chỉ từ 0,05% số tiền bảo hiểm tùy theo phạm vi, điều kiện bảo hiểm “A”, “B” hay “C”, cách thức đóng gói và hàng hóa được bảo hiểm là gì; Mua bảo hiểm tại Bảo hiểm Quân đội (MIC) uy tín và mạng lưới đại lý của Lloyd’s trên toàn cầu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hành trình vận chuyển hàng hóa của các hãng tàu khắp thế giới một cách nhanh chóng và kịp thời.

Liên hệ nhận báo phí bảo hiểm hàng hóa XNK: Định - 0909556093 - Email: dinhtx.bsg@mic.vn

Công ty Bảo hiểm MIC Bắc Sài Gòn