Doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thu mua hàng nông sản thì kho chứa hàng là một loại hàng hóa có giá trị vô cùng lớn. Những hàng nông sản có giá trị cao bao gồm lúa (thóc), gạo, hạt điều (có nơi gọi là đào lộn hột), lúa mì, café, tiêu, các loại hạt họ đậu, khoai lang tây, ca cao…Và nếu đã kinh doanh những mặt hàng nông sản này thì việc mua bảo hiểm cháy nổ là hết sức cần thiết trong quản trị rủi ro. Ấy thế mà, theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP thì hàng hóa kho nông sản thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Bảo hiểm cháy nhà kho nông sản
Ngoài các khuyến cáo và quy định an toàn của Luật PCCC hiện hành thì việc đảm bảo an toàn trong công tác cháy nổ tại kho xưởng, nhà kho chứa hàng nông sản được quy định hết sức chặc chẽ. Điểm đặc thù của kho nông sản là tự tỏa nhiệt trong quá trình bảo quản. Do đó nhiệt lượng toả ra rất lớn. Nếu không có các kỹ thuật bảo quản áp dụng riêng biệt cho loại hàng hóa đặc thù này như thông gió, đảo kho hay bảo quản kín, nạp CO2 – thiếu oxi để hạn chế sự hô hấp các loại hạt… tùy theo kỹ thuật của mỗi phương pháp bảo hiểm thì khả năng tư cháy xảy ra là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn gần đây nhất là vụ cháy kho hàng nông sản hạt điều 3.000m2 tại Bà Rịa vũng Tàu, khi viết bài viết này là kho hàng nông sản hạt điều này vẫn âm ỉ cháy 3 ngày nay. Vụ cháy xảy ra ngày 09/04 ở kho ngoại quan tại Công ty CP Thành Chí ở KCN Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 15.000 tấn, ước thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng lực lượng chiến sĩ cảnh sát PCCC vẫn ở lại túc trực nhằm kiểm soát đám cháy không cho lây lan, bùng phát (theo một số báo trên internet).
Vậy, khi không may xảy ra tổn thật thiệt hại như trên thì quyền lợi bảo hiểm cháy nhà kho nông sản của khách hàng được công ty bảo hiểm xem xét chi trả bồi thường như thế nào.
Phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm cháy nổ nói riêng, bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Vì kho nông sản thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nên trong phạm vi bảo hiểm này sẽ trích nguyên nội dung này của Nghị định 23/2018/NĐ-CP. Tại Điều 6 của Nghị định nêu là Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm là Tài sản bao gồm Nhà, công trình, các tài sản gắn liền với nhà công trình; máy móc thiết bị; hàng hóa vật tư nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm phát sinh từ rủi ro cháy, nổ.
Như vậy, xét phạm vi bảo hiểm đã thấy có rủi ro cháy xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm là nhà kho nông sản bao gồm kiến trúc xây dựng và hạt điều. Nhưng tại Điều 6 của Nghị định cũng có nêu các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường đối với công ty bảo hiểm, cụ thể: “Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên; Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra; Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt; Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ; Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ; Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh; Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ; Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính; Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai”. Xem xét mấu chốt vấn đề đã thấy có một câu hỏi lớn. Vậy tài sản được bảo hiểm đã cháy thì được bồi được bồi thường, nhưng còn phải xem xét nguyên nhân cháy từ đâu mới thỏa mãn điều kiện cần và đủ để được bồi thường.
(ảnh:nld)
Phân tích vấn đề có được bồi thường trong trường hợp cháy nhà kho nông sản hạt điều nêu trên thì phải hội đủ 2 điều kiện: cần và đủ. Cần (xảy ra thiệt hại) là đã có cháy và thiệt hại tài sản mua bảo hiểm, đủ là thuộc phạm vi bảo hiểm.
Như đã nói ở trên, việc bảo quản nhà kho nông sản có đặc thù riêng, trong đó có yếu tố tỏa nhiệt của của hàng nông sản. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân cháy kho hàng từ đâu, có phải là do quá trình tỏa nhiệt gây cháy hay không, và cơ quan chức năng cũng đang trong quá trình điều ra làm rõ nguyên nhân.
Do đó, xem xét thuộc phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản hay không phải chờ kết luận điều tra của cơ quan chức năng xem nguyên nhân phát sinh từ đâu. Nếu nguyên nhân tổn thất không thuộc phạm vi bảo công ty bảo hiểm sẽ ra công văn thông báo từ chối bồi thường có nêu lý do vì sao không bồi thường, thường là trích dẫn các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu nguyên nhân tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm công ty bảo hiểm cùng các bên làm việc, tính toán tổn thất tài sản theo thỏa thuận hợp đồng bảo hiểm tài sản đã ký.
Giá trị bồi thường quy ra thành tiền được các công ty giám định độc lập tính toán theo nguyên tắc sau: Số tiền bồi thường bằng tổng giá trị thiệt hại (sau khi trừ đi phần còn lại tài sản thiệt hại sót lại, nếu có - gọi là tiền ve chai) trừ đi mức khấu trừ thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm.
Tóm lại, việc mua bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm cháy nhà kho nông sản nói riêng thì để đảm bảo quyền lợi khi không may có sự kiện bảo hiểm xảy ra trước hết phải tuân thủ theo quy định PCCC, tuân thủ theo quy định, quy trình làm việc của doanh nghiệp mình, đặc biệt là quy trình sản xuất, bảo quản an toàn PCCC của cơ sở nhà máy sản xuất thực phẩm, kho hàng nông sản…
Ở tổn thất nêu trên, ta có thể thấy phần hàng hóa thiệt hại có giá trị lớn hơn phần nhà kho. Nhưng nếu chủ sở hữu hàng hóa này là một doanh nghiệp khác thuê lại khoa ngoại quan của Công ty CP Thành Chí thì quyền lợi nhận tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có) là của ai?
Tư vấn bảo hiểm cháy nổ, gọi ngay/zalo: 0909556093
Công Ty Bảo Hiểm MIC Bắc Sài Gòn; Địa chỉ: 672 A35 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM.
Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ nhà máy thực phẩm