Giải pháp loại bỏ rủi ro và kiểm soát rủi ro

Việc loại bỏ và kiểm soát rủi ro là việc làm thường xuyên mọi lúc mọi nơi trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh của bạn. Đứng ở phương diện bảo hiểm phi nhân thọ thì hành động này áp chỉ cho việc kiểm soát hay loại bỏ rủi ro đối với tài sản chứ không phải con người. Tuy nhiên, hành động này được con người thực hiện và được thực hiện với bất cứ cán bộ công nhân viên nào trong doanh nghiệp của bạn. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ có thể tạo ra hậu qua khôn lường về tài chính hay thậm chí là cả tính mạng con người.

Loại bỏ rủi ro

Loại bỏ rủi ro là việc làm hết sức cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Quan tâm đều này, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều có phòng hay bộ phận an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; hay ở các tòa nhà, chung cư có nguyên một ban gọi là ban quản trị chung cư. Họ được giao nhiệm vụ hoặc ký kết hợp đồng để phát hiện những mối nguy, những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất để loại bỏ chúng.

Kiểm soát rủi ro

Ở đây ta thấy một điều rằng, việc loại bỏ rủi ro là cần thiết, tuy nhiên nói chung sẽ hoàn toàn không thể nào loại bỏ hết cho nên ta sẽ quản trị rủi ro, kiểm soát chúng và cuối cùng là chuyển giao chúng cho công ty bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm tự nguyện hoặc mua bảo hiểm bắt buộc.

Tuy nhiên, không thể nào lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Do đó việc chuyển giao rủi ro là một việc làm cần thiết mặc dù đã được kiểm soát kỹ những yếu tố nguy hại tiềm tàng. Hiện nay, việc chuyển giao được thực hiện nhiều nhất là mua bảo hiểm cho chính tài sản, cho trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Đó là việc tự chủ của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngoài ra, hệ thống pháp luật việt Nam cũng có những Nghị định bắt buộc, Thông tư hướng dẫn về việc mua bảo hiểm hoặc khuyến khích mua bảo hiểm là cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như trong lĩnh vực xây dựng có Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và theo sau Nghị định này là Thông tư 329/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này; Trong công tác kiểm soát phòng cháy và chữa cháy có Nghị định 79/2014 /NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều  của Luật phòng cháy chữa cháy; Hay gần đây nhất là Nghị định 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (thay thế Thông tư 220/2010/TT-BTC  hướng dẫn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do Bộ tài chính ban hành).

Chuyển giao rủi ro là mua bảo hiểm rủi ro

Việc mua bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc có khách nhau không. Ở đây, xét ở khía cạnh bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm thì hoàn toàn không khác nhau. Bỡi vì, bản chất cũng chỉ là bảo hiểm cho tài sản, cho đúng đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại do rủi ro. Chẳng hạn như, Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì có rủi ro do cháy nổ gây thiệt hại tài sản và được công ty bảo hiểm xem xét bồi thường trong phạm vi bảo hiểm. Còn Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện (thường có tên gọi là Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; hoặc Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản) thì nếu có thiệt hại cũng do rủi ro cháy hoặc nổ gây ra hoặc các rủi ro đặc biệt khác gây ra.

Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới; Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.

Liên hệ hướng dẫn bán rủi ro – 0909556093

Hoặc gửi yêu cầu đến email: trandinh24h@gmail.com