Những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu, nhập khẩu những lô hàng có giá trị rất lớn. Chắc chắn những lô hàng này phải được mua bảo hiểm hàng hóa. Và bạn đã bao giờ đóng góp tiền vào tổn thất do tàu chở hàng bị tổn thất chung xảy ra cho chính lô hàng mình đang tham gia bảo hiểm hàng hóa chưa. Mặc dù chiếc tàu đó mình không liên quan gì, mình chỉ là người thuê hãng tàu chuyên chở hàng hóa của mình thôi.Tuy nhiên, hy vọng là sẽ không bao giờ phải đóng góp cho chủ tàu trong khi hàng hóa của mình cũng bị hư hại hay mất mát hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu cần tìm hiểu thì không nên bỏ qua nội dung bài viết sau đây.
Tổn thất là gì? Tổn thất là các hư hại (Damages) và mất mát (Loss) xảy ra trong hành trình của tàu hoặc hàng hóa được chuyên chở trên tàu.
Xét về mức độ: Gồm tổn thất bộ phận hay tổn thất một phần hoặc tổn thất toàn bộ.
Xét về tính chất: Gồm tổn thất riêng (Particular Average) và tổn thất chung (General Average). Tổn thất riêng là tổn thất của hãng tàu và hàng hóa chở trên tàu. Nếu là của hãng tàu thì hãng tàu chịu và nếu của chủ hàng, chủ hàng sẽ chịu riêng.
Tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hải là tổn thất xảy ra chung cho chủ tàu và chủ hàng mà chủ hàng và hãng tàu cùng phải đóng góp chung vào tổn thất đó.
Theo quy tắc hàng hải chung (York-antwerp rules 2016), tổn thất chung trên biển khi xảy ra sự hy sinh đặc biệt mang tính chất chủ động và hợp lý nhằm cứu tàu và hàng gặp tai nạn trong chuyến đi trên đại dương.
Khi nào tàu biển chở hàng được gọi là tổn thất chung. Sáu điều kiện sau đây có thể hình thành một tổn thất chung:
- Phải là một hành vi có chủ tâm, tự nguyện: Vứt hàng xuống biển nhằm cứu tàu nổi lên, khỏi bị mắc nạn.
- Phải là hành động bảo vệ an toàn chung cho cả tàu và hàng hóa: thuyền trưởng nhờ tàu khác hoặc được cứu hộ đưa tàu mình vào cảng an toàn. Chi phí này do hãng tàu chịu, chứ không phải là hành vi tổn thất chung vì đó là tình huấn xử lý bình thường của thuyền trưởng.
- Phải hợp lý: để cứu tàu ra khỏi bị mắc cạn, thay vì vứt các kiện hàng xuống trước, thuyền trưởng lại vứt các kiện nhỏ đắt tiền trước: không hợp lý.
- Để tránh một tai nạn: Tai nạn có thật sự chứ không phải dự đoán: Phun nước chữa lửa trên tàu khiến hàng bị hư. Không phải tổn thất chung nếu nguyên nhân là do khói bếp chứ không phải hỏa hoạn (chủ tàu phải bồi thường cho chủ hàng).
- Thiệt hại phải do hành vi tổn thất chung trực tiếp gây ra hoặc do hậu quả hợp lí do hành vi tổn thất chung: hàng bị cháy do hỏa hoạn trên tàu, thuyền trưởng cho phun nước, nước ngấm làm hư hàng hóa. Do lửa nóng và khói, một số hàng bị hư. Chỉ hàng bị nước chữa cháy làm bị hư mới được xem là tổn thất chung vì do hành vi tổn thất chung trực tiếp gây ra, còn hàng hóa hư hại do bị khói … không được xem là tổn thất chung, vì không phải do hành vi tổn hất chung trực tiếp gây ra.
- Tổn thất phải có tính khác thường: tàu mắc cạn, bão sắp đến, thuyền trưởng cho tàu chạy giật lùi để cứu nguy, máy móc bị hư do giật lùi, cần phải sửa chữa. Chi phí này được xem là tổn thất chung.
Nhưng một điều mà người mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu quan tâm là hàng hóa của họ được công ty bảo hiểm bồi thường hay không và bồi thường như thế nào?
Dù bạn mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm (Clause Insurance) A hay B hay C (theo bảo hiểm hàng hải Anh Quốc) thì công ty bảo hiểm cũng bồi thường lại cho người được bảo hiểm số tiền đã đóng góp vào tổn chung. Mặc dù vậy, công ty bảo hiểm không bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm mà chi trả phần tiền hàng phải cho người tính toán tổn thất chung do hãng tài chỉ định.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu