Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Tư vấn bảo hiểm hàng hóa:

Điều kiện A:

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ (*).

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, nhanh nhất - gọi ngay 0909 556 093

Điều kiện B:

Trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở điều kiện A, theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
    1.    Cháy hoặc nổ;
    2.    Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
    3.  Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
    4.    Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
    5.    Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
    6.    Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;
  2. Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:
    1.    Hy sinh tổn thất chung;
    2.    Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
    3.    Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm   hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;
  3. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi  trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
  4. Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Điều kiện C:

Trừ những trường hợp quy định loại trừ (**), theo điều kiện này Người được bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
    1.   Cháy hoặc nổ;
    2.   Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
    3.   Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
    4.   Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;
    5.   Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.
  2. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:
    1.   Hy sinh tổn thất chung;
    2.   Ném hàng khỏi tàu;
  3. Hàng hóa được bảo hiểm bị  mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “A”, “B” hay “C” trong mỗi trường hợp Người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau đây:

  1. Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng Hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành, đã chỉ ra nhằm tránh hay liên quan đến việc tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do bất kỳ nguyên nhân gì trừ những trường hợp đã loại trừ tại chương III của Quy tắc này hay những trường hợp loại trừ khác quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung Người được bảo hiểm cần hỏi ý kiến Người bảo hiểm trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung.
  2. Những chi phí và tiền công hợp lý do Người được bảo hiểm, người làm công và đại lý của họ đã chi nhằm phong tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ ba nào khác, với điều kiện những chi phí và tiền công này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm Người bảo hiểm.
  3. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  4. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.
  5. Phần trách nhiệm thuộc điều khoản “Tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm” ghi trong Hợp đồng vận chuyển được coi như là một loại tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm. Trường hợp chủ tàu khiếu nại theo điều khoản đó thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm biết. Người bảo hiểm dành quyền bảo vệ Người bảo hiểm, chống lại việc khiếu nại của chủ tàu và tự chịu các phí tổn.

Yêu cầu bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, gọi ngay 0909 556 093