Doanh nghiệp bảo hiểm có tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro cùng khách hàng hay không?
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, đặc biệt là bảo hiểm tài sản. Lịch sử trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ có một số doanh nghiệp bảo hiểm hỏa hoạn đã thành lập và duy trì đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhằm hạn chế khả năng xảy ra hỏa hoạn. Đó là lịch sử, còn hiện nay các đội PCCC thường do cơ quan công an quản lý hay còn gọi là cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn. Song các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong phòng cháy thông qua quá trình khảo sát, đánh giá rủi ro các tài sản tại địa điểm bảo hiểm khi nhận bảo hiểm tài sản cho khách hàng trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng có hiệu lực. Cụ thể:
Doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào nhiều hoạt động kiểm soát tổn thất có liên quan đến các rủi ro ngày càng phức tạp do sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đang đe dọa hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là những doanh nghiêp có quy mô lớn hoặc ngành nghể sản xuất có nguy cơ rủi ro cháy nổ tổn thất cao. Kiểm soát tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hoặc mức độ trầm trọng của các tổn thất, vì thế nó không chỉ là chức năng của doanh nghiệp bảo hiểm mà còn là yêu cầu của cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Ngày nay, các nhà chuyên môn của ngành bảo hiểm hoặc các nhà tái bảo hiểm điều thống nhất cho rằng, kiểm soát tổn thất là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tốn: Đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất trong bảo hiểm tài sản.
Nhà máy nên mua bảo hiểm tài sản
Đề phòng tổn thất trong bảo hiểm tài sản
Đề phòng tổn thất (prevent lost) là các biện pháp được sử dụng để hạ thấp tầng suất tổn thất, hay nói cách khác là để ngăn ngừa các tổn thất xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể là công trình hoặc người lao động. Các biện pháp của đề phòng tổn thất bao gồm việc đánh giá và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý các rủi ro, mối nguy tiềm ẩn; Tăng cường an toàn và huấn luyện nhân viên về công tác PCCC; Sửa chữa và bảo trì định kỳ các thiết bị điện, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống cứu hỏa, hệ thống xử lý nước thải và khói, và các thiết bị khác để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Đề phòng tổn thất cũng bao gồm các hoạt động kiểm tra định kỳ tài sản được bảo hiểm, thực hiện các biện pháp an toàn cho tài sản như lắp đặt hệ thống báo động cháy, thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản khỏi các rủi ro bên ngoài như bão, lũ lụt và các rủi ro thiên tai khác.
Ví dụ Công ty sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Đây là ngành nghể có rủi ro cháy nổ cao và có mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, mở rộng thêm các rủi ro khác tại Công ty Bảo hiểm MIC Bắc Sài Gòn. Trước khi nhận bảo hiểm cháy nổ, nhân viên khảo sát, đánh giá rủi ro địa điểm được bảo hiểm của công ty này cùng kiểm tra,kiểm soát, đánh giá với người phụ trách an toàn cháy nổ công ty này những hạn mục như sau:
- Kiểm tra hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đã lắp đặt để phát hiện và kịp thời xử lý sự cố cháy nổ. Hệ thống này được kết nối với trung tâm điều khiển và được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt.
- Thành lập và đào tạo đội chữa cháy là công nhân, bảo vệ, nhân viên về kỹ năng phòng cháy và chữa cháy để họ có thể nhanh chóng đáp ứng khi xảy ra sự cố bởi công an PCCC địa phương ít nhất 1 lần trong năm, càng nhiều, càng thành thục càng tốt để mang lại hiệu quả phòng cháy chữa cháy cao nhất.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị PCCC theo tiêu chuẩn và hệ thống kỹ thuật như máy móc, đường ống, hệ thống điện, nước, khí nén để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Nếu xảy ra sự cố cháy nổ, những biện pháp đề phòng tổn thất trên giúp công ty sản xuất gỗ này đối phó với tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh những hậu quả khôn lường trong sản xuất kinh doanh của mình như không có hàng để giao cho đối tác hoặc trễ đơn hàng.... cũng như là công ty bảo hiểm phải bồi thường tốn kém nhưng phải tốn khá nhiều thời gian để khách hàng hoạt động sản xuất trở lại.
Hạn chế tổn thất trong bảo hiểm tài sản
Hạn chế tổn thất là biện pháp sử dụng nhằm làm giảm thiểu mức độ trầm trọng của các tổn thất khi các rủi ro như cháy nổ, lũ lụt... xảy ra. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kiểm soát tổn thất cũng đáp ứng được tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, đó là: giam chi bồi thường, đáp yêu cầu mua bảo hiểm của khách hàng, tuân thủ yêu cầu pháp lý và công tác xã hội, nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm.
Các biện pháp để giảm thiểu tổn thất thì cũng không khác gì nhiều với biện pháp đề phòng tổn thất nêu trên như đảm bảo các phương tiện PCCC hoạt động hiệu quả, đội chữa cháy cơ sở hoạt động như đội chữa cháy chuyên nghiệp để ngăn ngữa đám cháy trước khi vượt tầm kiểm soát, thông tin liên lạc với Cảnh sát PCCC cứu hộ cứu nạn kịp thời.... Còn mục đích của việc hạn chế tổn thất này là giảm thiểu tổn thất tài sản cho người được bảo hiểm và giảm thiểu chi phí bồi thường cho các công ty bảo hiểm. Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, việc có các biện pháp hạn chế tổn thất hiệu quả có thể giúp giảm thiểu thiệt hại cho tài sản và giảm thiểu chi phí bồi thường, giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng sau sự cố.
Tóm lại, việc phối hợp thực hiện giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm như sau:
- Một là khảo sát điều tra thực tế, công việc chủ yếu của khâu này là điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đến đặc điểm của rủi ro.
- Hai là phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro (thường là công ty ở quy mô nhỏ hoặc mới thành lập): về chương trình an toàn PCCC; về nhận thức, sự hiểu biết của cán bộ công nhân viên người được bảo hiểm về an toàn trong sản xuất liên quan đến các rủi ro.
- Ba là thực hiện chương trình quản lý rủi ro. Đây là công việc chủ yếu của người được bảo hiểm trong suốt quá trình bảo hiểm. Người được bảo hiểm có trách nhiệm trực tiếp thực hiện chương trình để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.
Tư vấn bảo hiểm tài sản:
Công ty Bảo hiểm MIC Bắc Sài Gòn
Liên hệ: 0909556093
(nội dung bài viết này có sử dụng tài liệu Giáo trình Quản trị KD bảo hiểm - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - NXB Thống kê 2003)