Nhà 3 tầng ở Sài Gòn bị sập có mua bảo hiểm

Khoảng 22 giờ ngày 02 tháng 09, căn nhà số 41 đường Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình, TP. HCM bị đổ sập sau khi được một vài người ngồi đối diện thấy hiện tượng nhà sắp sập đã thông báo cho người trong nhà số 47 chạy ra thoát thân trong gang tấc. Các nhân chứng kể lại rất vui khi thông báo kịp thời vì cứu được 2 người Hàn Quốc trong căn nhà này. Chủ nhà số 41 trước đó đã thông báo cho UBND phường tình trạng nhà bị nứt và được UBND phường yêu cầu di dời đi nên không bị thiệt hại về người.

Theo chú Vương Quốc Hồng - người chứng kiến gây phút sập nhà “...từ lúc nó nứt cho lúc nó sập cũng nhanh lắm, khoảng nửa tiếng hà… Sập nhanh lắm, làm nhanh lắm, xuống cái ào không ai kịp trở tay gì hết.  Trước đó một hai ngày chủ nhà cũng đã có cảnh báo là nhà có vần đề nứt tường…. bên xây dựng kế bên thấy đào móng sâu quá ảnh hưởng" - Tổng hợp từ Internet.

Nhận định ban đầu, các nhà xung quanh bị thiệt hại là do ảnh hưởng của việc thi công móng nhà bên cạnh.

Bảo hiểm xây dựng công trình

Các căn nhà bị sập có mua bảo hiểm không thì chưa biết. Tuy nhiên, theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của chính phủ Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ tài chính thì Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

Giả sử kết luận vụ tai nạn nhà sập nêu trên nguyên nhân là do hoạt động thi công xây dựng của công trình đang thi công cạnh căn nhà số 41 thì chắc chắn sẽ được bồi thường về trách nhiệm dân sự do bên nhà thầu hoặc đơn vị thi công gây ra.

Ở góc độ bảo hiểm, nếu chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công nêu trên có mua bảo hiểm “Bảo hiểm rủi ro xây dựng” theo hướng dẫn Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 thì họ có được bồi thường cho trách nhiệm của mình gây ra cho bên thứ ba (ở đây là chủ nhà số 41 và chủ nhà số 47 nêu trên) về người và tài sản?

Tùy trường hợp cụ thể trong quá trình thi công gây ra tổn thất, thiệt hại cho chủ nhà số 41 và chủ nhà số 47 kết hợp với các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm rủi ro xây dựng thì sẽ được bồi thường sau khi có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng và Công ty bảo hiểm.

Số tiền bồi thường cho chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công được bao nhiêu? Có phải tổng giá trị thiệt hại của nhà số 41 hoặc số 47 không? Tùy mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba thể hiện trong giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm là bao nhiêu. Nhưng có một điều chắc chắn là số tiền bồi thường này không vượt quá 50% giá trị bảo hiểm của công trình gây ra sự cố này.

Điều may mắm nhất trong sự cố tổn thất sập nhà này là không có thiệt hại về người. Điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn rủi ro xảy ra trong quá trình thi công xây dựng cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày gây thiệt hại cho tài sản và cho con người.

Lưu ý: Nếu bạn là Doanh nghiệp mua bảo hiểm rủi ro xây dựng thì nên để ý nội dung sau trong hợp đồng bảo hiểm: “ Thiệt hại đối với tài sản hay đất đai hay nhà cửa gây ra bởi chấn động hay bởi di chuyển hay suy yếu cột chống hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hay tài sản xảy ra bởi hay là hậu quả từ các thiệt hại đó (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản sửa đổi bổ sung).

Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm xây dựng nhà phố; Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba

Mua bảo hiểm rủi ro xây dựng, gọi 0909 556 093