Theo kết quả thống kê năm 2015 của Ban An toàn Lao động, cả nước có 7.600 vụ tai nạn lao động, trong đó 2/3 là tai nạn lao động thuộc nhóm ngành nghề có rủi ro cao (nhóm 3, nhóm 4). Nội dung bài viết này sẽ giúp chủ doanh nghiệp có thể nhận biết được người lao động của mình thuộc đối tượng lao động nhóm nào trong 4 nhóm sau đây và mức độ rủi ro tai nạn sẽ tăng dần từ 1 đến 4. Song song đó có thể tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định cụ thể theo nghị định 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/11/2015 trong lĩnh vực xây dựng:
Nhóm 1: Các nhiệm vụ có tính chất chuyên môn hay hành chính của cơ quan có tính chất tĩnh tại và các công việc có tính chất tĩnh tại khác.
Ví dụ: Kế toán, nhân viên ngân hàng, thư ký, bác sỹ, luật sư, nhân viên bán hàng có liên quan đến công việc nhẹ nhàng và không phải sử dụng máy móc…
Nhóm 2: Các nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng ở trong tình trạng dễ bị rủi ro tai nạn do môi trường làm việc hay công việc đó đòi hỏi phải đi lại nhiều, những nghề nghiệp có liên quan đến nhiệm vụ giám sát chính nhưng những nghề nghiệp này cũng bao gồm những công việc lao động chân tay không thường xuyên, những công việc lao động chân tay nhẹ.
Ví dụ: Kỹ sư dân dụng giám sát, người đi chào hàng, nhân viên của văn phòng đại diện, quản đốc trong ngành cơ khí nhẹ, thợ cắt tóc, người nội trợ, những chủ hiệu có sử dụng máy móc nhỏ, người quản lý thường có những chuyến thăm công trường ....
Nhóm 3: Những nghề nghiệp dễ xảy ra tai nạn hoặc những ngành nghề lao động chân tay, các ngành công nghiệp nặng và những ngành không được quy định ở trong nhóm 2.
Ví dụ: Nhân viên bán hàng thịt, thợ trang trí, thợ điện, bác sỹ thú y, kỹ sư cơ khí, công nhân xây dựng, công nhân làm trong các nhà máy sản xuất như gỗ, dệt, may…
Nhóm 4: Các nghề nghiệp nguy hiểm hay những công việc có hiểm họa đặc biệt hoặc dễ xảy ra tai nạn và không được quy định từ nhóm 1 đến nhóm 3 như: công nhân làm việc trên sàn treo công tác di động, cheo leo nguy hiểm, vệ sinh công nghiệp, thi công lắp đặt hệ thống điện, công nhân hàn cắt kim loại, công nhân làm việc trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển, công nhân làm việc trong các hầm mỏ, thợ lặn, thủy thủ, thuyền viên …
Việc phân loại lao động sẽ giúp người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp có cơ sở cũng như căn cứ để tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, hướng dẫn công việc một cách hợp lý và khoa học trong sản xuất. Ngoài ra, các ngành nghề có tính chất chuyên môn và nguy cơ tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào thì người lao động đó phải được đào tạo và trang bị kiến thức về an toàn lao động theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
Để mua bảo hiểm tai nạn lao động nhanh nhất gọi ngay 0909 556 093