Sau một thời gian Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/02/2018, có hiệu lực kể từ ngày 15/04/2018, các doanh nghiệp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc than phiền sao phí bảo hiểm tăng cao hơn mọi năm, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ rủi ro cháy nổ cao như gỗ, may mặc, giầy, bông sợi, sơn, các ngành công nghiệp nhựa, bao bì giấy…Chi phí cho việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo nghị định này cao nhưng phạm vi bảo hiểm vẫn vậy. Với những ngành nghề có mức độ rủi ro thấp hơn thì phí bảo hiểm quy định cũng có giảm so với trước đây.
Với kinh nghiệm 10 năm làm việc trong ngành bảo hiểm tài sản - phi nhân thọ, đúc kết trải nghiệm thực tế và nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về mở rộng phạm vi, quyền lợi bảo hiểm. Trên quan điểm cá nhân, nội dung bài viết này sẽ thể hiện cái nhìn rõ ràng hơn để phân biệt hai sản phẩm bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay, để từ đó quý doanh nghiệp có thể lựa chọn gói bảo hiểm tài sản cho mình phù hợp nhất.
Như đã nói ở trên, Nghị định 23/2018/NĐ-CP bắt buộc các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn phải tuân thủ các nghị định, thông tư sau:
Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy với phụ lục II về các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cũng là đối tượng phải tuân thủ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP nêu trên về cung cấp Giấy chúng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã đăng ký với Bộ Tài chính về Người được bảo hiểm, Đối tượng bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phí bảo hiểm, mức khấu trừ , thời hạn bảo hiểm, điều khoản – điều kiện, phạm vi bảo hiểm...
Vì Nghị định 23/2018/NĐ-CP chưa thể hiện rõ được ngành nghề kinh doanh cụ thể cho nên các doanh nghiệp mua bảo hiểm còn lung túng không rõ mình thuộc hạng mục rủi ro nào trong Phụ lục II của Nghị định quy định Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là bao nhiêu.
Ngoài việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc , Nghị định 23/2018/NĐ-CP cũng đề cập việc tự thương lượng với doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo hiểm mọi rủi ro. Tuy nhiên, như vậy có sự chồng chéo không. Nếu mua bảo hiểm mọi rủi ro, thì cần phân biệt như sau:
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản (Property All Risks Insurance) được hình thành từ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Là hợp đồng bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm là mọi rủi ro nhưng loại trừ các nguyên nhân loại trừ hoặc các tài sản loại trừ được thể hiện trong quy tắc/ hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ: Các nguyên nhân bị loại trừ như các hành vi lừa đảo, không trung thực; ăn mòn, gỉ sét, do nấm mố, do sự hao hụt…; Do thiếu hụt trong kiểm kê tài sản; Do sụp đổ, rạn nứt của ngôi nhà được bảo hiểm; do việc ngừng cung cấp điện, nước…Do hư hỏng về cơ hoặc điện của máy móc thiết bị; Do nứt vỡ, sụp đổ hay quá nhiệt nồi hơi, các thiết bị tiết kiệm, bể chứa đường ống…Các tài sản bị loại trừ Kính lắp cố định; Hàng hóa ký gửi, ủy thác; Tài sản bị hư hỏng trong quá trình chế biến; Máy móc thiết bị trong quá trình tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt và lắp đặt lại hay tài sản trong quá trình sửa chữa, thay thế, kiểm tra, chạy thử…; Các công trình đường, vỉa hè, bể chứa, kênh, rãnh…; Nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, máy móc thiết bị sử dụng áp lực hoặc thiệt hại đối với các vật bên trong các thiết bị này do chúng nổ… Như vậy, phạm vi bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm tài sản mọi rủi ro hay bảo hiểm mọi rủi ro tài sản đề cập đến những loại trừ không được bảo hiểm. Tuy nhiên, có những loại trừ mà nếu khách hàng mua bảo hiểm mọi rủi ro có thể yêu cầu công ty bảo hiểm bổ sung, mở rộng những điều khoản loại trừ này nhưng có giới hạn hạn mức bồi thường cho những mở rộng này.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Compulsory Fire and Explosion Insurance) phải tuân thủ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP. Phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm này chỉ bảo hiểm cho rủi ro cháy, nổ.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hoặc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt còn gọi là bảo hiểm định danh (liệt kê những rủi ro xảy ra) và người mua bảo hiểm khi yêu cầu bồi thường thiệt hại chứng minh cho công ty bảo hiểm bị thiệt hại những rủi ro đã liệt kê. Ví dụ: do cháy, do nổ, do bão, do sét đánh phá hủy tài sản được bảo hiểm...
Bảo hiểm hiểm mọi rủi ro tài sản thì ngược lại bảo hiểm tất cả những rủi ro trừ đi những loại trừ đã liệt kê. Và Công ty bảo hiểm phải chứng minh những thiệt hại đó thuộc những điểm loại trừ. Để làm gì, để có cơ sở bồi thường hay không bồi thường.
Có một khác biệt mang tính dây chuyền mà khách hàng cần phân biệt để quyết định mua Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản hay mua Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: Những phát sinh tổn thất đi sau (hậu quả đi sau những rủi ro nội tại – tất nhiên phải là những nguyên nhân không bị loại trừ) nó sẽ được bảo hiểm.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: không bảo hiểm cho những thiệt hại xảy ra liên tiếp.
Tóm lại, trên phương diện quyền lợi để được bồi thường trong chuyển giao rủi ro thì quý khách hàng nên mua Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản (bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc – nếu thấy cần thiết).
Chi phí mua bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, gọi ngay 0909 556 093